Lưu trữ TIN THỊ TRƯỜNG - Chủ đầu tư Tân An Huy https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty KDC Tân An Huy Thu, 25 Mar 2021 07:42:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://tananhuy.com/wp-content/uploads/2021/03/LOGO-150x100.png Lưu trữ TIN THỊ TRƯỜNG - Chủ đầu tư Tân An Huy https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty 32 32 Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gioi-dau-co-do-ve-nha-be-gom-dat.html https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gioi-dau-co-do-ve-nha-be-gom-dat.html#respond Thu, 25 Mar 2021 07:38:30 +0000 https://tananhuy.com/?p=41968 Sau một thời gian dài đi ngang, giá đất tại Nhà Bè biến động trở lại từ cuối năm 2020 đến nay, tăng nhẹ khoảng 15% do giới đầu cơ về gom đất. Một chiều cuối tháng 3, tại phòng giao dịch bất động sản nằm trên đường số 2, khu dân cư Phú Xuân […]

Bài viết Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
Sau một thời gian dài đi ngang, giá đất tại Nhà Bè biến động trở lại từ cuối năm 2020 đến nay, tăng nhẹ khoảng 15% do giới đầu cơ về gom đất.

Một chiều cuối tháng 3, tại phòng giao dịch bất động sản nằm trên đường số 2, khu dân cư Phú Xuân – Cảng Sài Gòn, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè (TP.HCM), hai vị khách trung niên vô tình gặp nhau khi đến làm việc với môi giới.

“Cô đến gửi bán hay mua đất ạ?”, người môi giới hỏi. “Tôi đi mua”, người phụ nữ ngoài 60 tuổi trả lời. “Hóa ra lại toàn người mua với nhau, không thấy ai bán đất”, vị khách còn lại nói.

Nhà đầu tư này mua vào và bán ra rất nhiều lô đất trong KDC Phú Xuân – Cảng Sài Gòn trong 3 năm qua và là khách hàng quen thuộc của những phòng giao dịch bất động sản tại đây.

Đoạn hội thoại chỉ 3 câu nhưng đủ khiến hình dung rõ bức tranh hiện tại của thị trường bất động sản tại Nhà Bè từ thời điểm sau Tết Nguyên đán đến nay. Hàng loạt nhà đầu tư cá nhân đổ về gom đất, còn người bán vẫn đang cố gắng ôm hàng chờ giá lên.

Đất trong các dự án KDC chủ yếu nằm trong tay giới đầu cơ và được mua đi bán lại nhiều lần. Ảnh: Chí Hùng.
Đất trong các dự án KDC chủ yếu nằm trong tay giới đầu cơ và được mua đi bán lại nhiều lần. Ảnh: Chí Hùng.

Đầu cơ mua một lúc cả chục lô đất

Nói với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Nghinh – một môi giới lâu năm – cho biết giới đầu tư đổ về Nhà Bè hiện nay đều là những người đã rất sành sỏi về thị trường. Thậm chí, với đất trong những dự án khu dân cư, từ đầu năm đến nay nhà đầu tư không cần xuống trực tiếp mà chỉ làm việc qua tin nhắn vì đã nắm rõ đặc điểm, vị trí từng lô đất.

“Đất trong các dự án tại đây đã được sang tay rất nhiều lần, chủ đất hiện nay ít nhất cũng là F5, F6 hay nhiều hơn là F12, F13”, ông Nghinh nói.

Hiện nay, tại Nhà Bè, không chỉ đất trong các dự án dân cư mà cả đất ở riêng lẻ cũng tăng giá đáng kể. Người môi giới này cho biết thời điểm cuối năm 2020, thị trường vẫn còn khá chững. Nhưng từ tháng 12/2020 đến nay, giá đất giao dịch ghi nhận tăng khá nhanh. Cụ thể, đất trong các dự án tăng khoảng 10 triệu đồng/m2, đất riêng lẻ trong hẻm nhỏ cũng tăng từ 2-3 triệu đồng/m2.

“Khu vực này có nhiều yếu tố để chủ đất đẩy giá lên như thông tin cầu kết nối với Cần Giờ, cầu Phú Xuân 2B… khiến nhà đầu tư xuống gom mua giá rẻ và bán ra với giá rất cao. Nhà dân có những lô đất năm trước rao bán hơn 5 tỷ đồng nhưng sang năm 2021 đã tăng lên đến hơn 6 tỷ đồng”, ông Nghinh dẫn chứng thêm.

Có nhiều năm làm việc tại các dự án KDC ở Nhà Bè, ông Trần Trường Sinh – Giám đốc Công ty đầu tư BĐS Sinh Phú Mỹ – khẳng định khách mua đất tại các dự án trong khu vực chủ yếu là dân đầu cơ, không có người ở thực, trong đó có người mua liền một lúc vài chục lô đất.

Khu vực xã Phước Kiển là nơi có giá bất động sản cao nhất huyện Nhà Bè. Ảnh: Phạm Ngôn.
Khu vực xã Phước Kiển là nơi có giá bất động sản cao nhất huyện Nhà Bè. Ảnh: Phạm Ngôn.

Ông Sinh cho biết thị trường bất động sản khu vực Nhà Bè hiện nay không có nhiều thay đổi, giá đất tăng chủ yếu là do biến động chung của thị trường TP.HCM và nhiều khu vực lân cận. Giá bất động sản tại TP.HCM, Hà Nội hay nhiều tỉnh thành lân cận cũng đang tăng rất nhanh, ví dụ Long An cách đây 15 – 17 km nhưng giá đất đã lên đến hơn 20 triệu đồng/m2.

Chính vì vậy, có thể nói so với mặt bằng chung ở TP.HCM, giá đất ở đây còn khá rẻ. “Giá đất Nhà Bè tăng lên chủ yếu là do giá năm 2020 quá thấp, chỉ tương đương với bất động sản tỉnh. Bản chất dòng tiền của giới đầu cơ chảy từ nơi này qua nơi khác, sau khi chốt lời thành công ở thị trường tỉnh, người ta bắt đầu quay trở lại TP.HCM và tìm kiếm những khu vực giá rẻ”, ông Sinh phân tích.

Ngoài ra, ông cũng khẳng định thông tin nâng cấp đơn vị hành chính từ huyện lên quận của Nhà Bè không tác động quá nhiều đến giá bất động sản tại đây. Bởi giới đầu tư quan điểm đây là kế hoạch dài hơi của TP.HCM, khó có thể có những phương án quy hoạch hay dự án mới cho khu vực trong thời gian gần.

Dự án căn hộ kéo giá nhà đất

Mặc dù cũng thuộc TP.HCM và có vị trí liền kề quận 7 với thị trường bất động sản diễn ra sôi động, Nhà Bè lại có khá ít dự án căn hộ. Những tòa chung cư tại đây chủ yếu tập trung trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ với giá giao dịch khoảng 27-28 triệu đồng/m2.

Chung cư Anh Tuấn bàn giao năm 2019 có giá bán ban đầu khoảng 16 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên 22 triệu đồng/m2. “Có thể so với các khu vực khác của TP.HCM, giá căn hộ tại Nhà Bè còn khá rẻ. Tuy nhiên, thời điểm 2 năm trước, giá đất tại đây cũng chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Các dự án chung cư xuất hiện đã kéo giá đất lên khoảng 30-40 triệu đồng/m2”, ông Sinh nhận định.

Nhờ vai trò kết nối Nhà Bè với các vùng khác của TP, giá đất tại mặt đường Huỳnh Tấn Phát lên đến 100 triệu đồng/m2 trở lên ở khu vực trung tâm và 80 – 90 triệu đồng/m2 ở nhưng điểm xa hơn. Bên cạnh đó, khu vực xã Phước Kiển cũng xuất hiện những sản phẩm nhà phố với giá khoảng 100 triệu đồng/m2.

Đây là mức giá cao nhất huyện Nhà Bè, nhờ vị trí giáp với Phú Mỹ Hưng và huyện Bình Chánh. Giá đất đứng sau đó là khu vực thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân và những xã lân cận.

Số liệu của Chợ Tốt Nhà cho thấy giá đất tại Nhà Bè và 4 huyện còn lại của TP.HCM không có biến động rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Giá đất trung bình tại Nhà Bè, Hóc Môn và Bình Chánh đều tăng nhẹ 1-2 triệu đồng/m2 so với thời điểm tháng 3 năm 2020, trong đó Nhà Bè là thị trường có giá bất động sản cao nhất.

Bên cạnh đó, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Nhà Bè và Bình Chánh của tháng 3/2021 so với tháng 3/2020 cũng tăng mạnh 58% và 90%. Chỉ số này tại Hóc Môn, Cần Giờ và Củ Chi lần lượt là 55%, 60% và 40%.

TP.HCM đang xây dựng lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 chuyển huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thành quận (hoặc thành lập TP thuộc TP.HCM), giai đoạn 2025-2030 sẽ chuyển 2 huyện còn lại là Củ Chi và Cần Giờ thành quận (hoặc thành lập TP thuộc TP.HCM).

Giới đầu tư kỳ vọng đây sẽ là tiền đề kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản tại các địa phương này.

Vùng đất mới để phát triển đô thị

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Quang Long – Tổng giám đốc REIC – đánh giá đề án đưa 5 huyện ngoại thành của TP.HCM lên thành quận hoặc lên cấp thành phố trực thuộc TP.HCM là sớm muộn sẽ xảy ra bởi quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh.

Chiếu theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì các huyện như Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè đều đạt tiêu chí để chuyển lên quận sớm nhất, hai huyện Củ Chi và Cần Giờ thì số tiêu chí đạt còn ít hơn.

Đối với thị trường bất động sản, ông Đặng Quang Long cho rằng sự thay đổi theo hướng tích cực của một khu vực đô thị luôn là nhân tố kích thích sự phát triển cả về số lượng sản phẩm lẫn giá cả.

Sự thay đổi theo hướng tích cực của một khu vực đô thị luôn là nhân tố kích thích sự phát triển cả về số lượng sản phẩm lẫn giá cả.

Đặng Quang Long – Tổng giám đốc REIC

“Sẽ không ngạc nhiên khi trong thời gian tới số lượng dự án mới tại các huyện này được triển khai nhiều hơn đón đầu lộ trình chuyển lên quận trong giai đoạn 2025-2030”, ông Long bình luận.

Hiện tại, nguồn cung bất động sản ở 5 huyện ngoại thành chỉ chiếm 15% tổng nguồn cung căn hộ (khoảng 105.600 căn) và 25% các sản phẩm nhà ở thấp tầng (khoảng 11.600 căn) thuộc các dự án khu dân cư so với tổng nguồn cung của TP.HCM.

Ông Long nhìn nhận tỷ trọng này sẽ tăng dần khi quỹ đất sạch ở các quận nội thành ngày càng thu hẹp trong khi tại 5 huyện ngoại thành thì quỹ đất còn rất lớn để triển khai các dự án khu đô thị, khu dân cư quy hoạch mới.

“Mặt bằng giá bất động sản của các khu vực này cũng sẽ tăng dần là điều tất yếu và cũng không loại trừ khả năng xảy ra sốt giá mang tính cục bộ từng thời điểm hoặc từng khu vực nhỏ khi có các tin tức hỗ trợ như xây dựng thêm trường đại học, bệnh viện mới, trung tâm thương mại…”, ông nói thêm.

Nguồn cung bất động sản của 5 huyện ngoại thành chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nguồn cung của cả TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.
Nguồn cung bất động sản của 5 huyện ngoại thành chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nguồn cung của cả TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.

Tổng giám đốc REIC khẳng định việc chuyển các địa phương này lên thành quận đi kèm với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch như quy hoạch giảm diện tích đất nông nghiệp theo cơ cấu kinh tế mô hình quận với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 90%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90%.

Cùng với đó, sẽ có thêm nhiều các dự án cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, cầu cống được xây dựng; cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học các cấp cũng phải đủ số lượng; hay tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch trên 95%…

Những sự thay đổi này sẽ làm đời sống của người dân được thuận tiện hơn, bộ mặt đô thị của các huyện thay đổi theo hướng tích cực hơn trong vài năm tới, tạo động lực để phát triển nhanh hơn về mọi mặt sau khi chính thức chuyển đổi lên thành quận.

Bài viết Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gioi-dau-co-do-ve-nha-be-gom-dat.html/feed 0
Ông Triệu Đỗ Hồng Phước giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/ong-trieu-do-hong-phuoc-giu-chuc-chu-tich-ubnd-huyen-nha-be.html https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/ong-trieu-do-hong-phuoc-giu-chuc-chu-tich-ubnd-huyen-nha-be.html#respond Thu, 25 Mar 2021 07:34:04 +0000 https://tananhuy.com/?p=41965 Ông Triệu Đỗ Hồng Phước – Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TPHCM đã được HĐND huyện Nhà Bè bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện.   Chiều 11/3, HĐND huyện Nhà Bè đã tổ chức kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND huyện Nhà Bè […]

Bài viết Ông Triệu Đỗ Hồng Phước giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
Ông Triệu Đỗ Hồng Phước – Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TPHCM đã được HĐND huyện Nhà Bè bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện.
 
Chiều 11/3, HĐND huyện Nhà Bè đã tổ chức kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND huyện Nhà Bè Phạm Minh Huấn đã đọc Tờ trình giới thiệu ông Triệu Đỗ Hồng Phước – Phó Bí thư Huyện ủy huyện Nhà Bè để bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè nhiệm kỳ 2016-2021 thay ông Hoàng Tùng (đã chuyển công tác và được bầu làm Chủ tịch UBND TP Thủ Đức).
 
Kết quả: 29/29 đại biểu tham dự kỳ họp đã bỏ phiếu bầu ông Triệu Đỗ Hồng Phước làm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè (đạt tỷ lệ 100%).
 

Ông Triệu Đỗ Hồng Phước sinh năm 1979, quê ở huyện Cần Giờ (TPHCM), có trình độ cử nhân kinh tế, thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (hiện đang tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế), cao cấp lý luận Chính trị – hành chính.

Ông Triệu Đỗ Hồng Phước (trái). Ảnh: Thành ủy TPHCM
Ông Triệu Đỗ Hồng Phước (trái). Ảnh: Thành ủy TPHCM

Ông Phước có thời gian dài công tác tại huyện Cần Giờ trước khi được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng HĐND TPHCM. Tháng 11/2018, ông Phước được bầu giữ chức Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TPHCM thay ông Nguyễn Văn Dũng (hiện nay đang giữ chức Chủ tịch UBND quận 1).

Phát biểu tại kỳ họp, tân Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Triệu Đỗ Hồng Phước cảm ơn các các đại biểu đã tin tưởng, tín nhiệm. Với trọng trách được giao là người đứng đầu UBND huyện, ông Triệu Đỗ Hồng Phước cam kết sẽ học hỏi, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, giữ nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy trí tuệ tập thể, sự năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 
Trước đó, ông Triệu Đỗ Hồng Phước đã được Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Nhà Bè nhiệm kỳ 2020-2025.

Bài viết Ông Triệu Đỗ Hồng Phước giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/ong-trieu-do-hong-phuoc-giu-chuc-chu-tich-ubnd-huyen-nha-be.html/feed 0
Giá đất tại Hà Nội, Tp.HCM…và nhiều tỉnh thành khác dự kiến tăng mạnh, có nơi gấp nhiều lần bảng giá đất cũ https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gia-dat-tai-ha-noi-tp-hcmva-nhieu-tinh-thanh-khac-du-kien-tang-manh-co-noi-gap-nhieu-lan-bang-gia-dat-cu.html https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gia-dat-tai-ha-noi-tp-hcmva-nhieu-tinh-thanh-khac-du-kien-tang-manh-co-noi-gap-nhieu-lan-bang-gia-dat-cu.html#respond Thu, 25 Mar 2021 07:32:45 +0000 https://tananhuy.com/?p=41962 Nhiều tỉnh, thành phố lớn đang đề xuất ban hành khung giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024) thay thế khung giá đất cũ, cho thấy mức tăng trung bình rất cao, thậm chí có nơi tăng tới 95%. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố […]

Bài viết Giá đất tại Hà Nội, Tp.HCM…và nhiều tỉnh thành khác dự kiến tăng mạnh, có nơi gấp nhiều lần bảng giá đất cũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
Nhiều tỉnh, thành phố lớn đang đề xuất ban hành khung giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024) thay thế khung giá đất cũ, cho thấy mức tăng trung bình rất cao, thậm chí có nơi tăng tới 95%.

Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bảng giá đất được áp dụng để tính tiền sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tiền bồi thường, giá trị sử dụng đất…

Hiện tại nhiều tỉnh, thành phố đang xây dựng dự thảo bảng giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024), cho thấy mức tăng giá đất rất cao ở nhiều địa phương. Điều này cũng dễ hiểu khi thị trường nhà đất ở nhiều đô thị phát triển mạnh trong những năm qua khiến mặt bằng giá đất bị đẩy lên rất cao, và cũng phù hợp với tiêu chí Bảng giá đất hàng năm được xây dựng sát với giá thị trường.

Hà Nội tăng trung bình từ 15-30%

Theo đề xuất của UBND TP Hà Nội, tại Bảng giá đất mới (áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024), thành phố đề xuất tăng bình quân 15-30% giá các loại đất sau khi lấy ý kiến góp ý vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024.

Tp.HCM đang xây dựng 3 phương án khung giá đất mới

Phương án 1: Giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp đôi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo HoREA, với phương này giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 429 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 338 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 260 triệu đồng/m2.

Phương án 1 có mức giá quá cao, không phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên cao.

Phương án 2: Giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo đó, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 319,8 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 253,5 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 192,4 triệu đồng/m2.

Phương án 3, giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo đó, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 223,9 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 167,9 triệu đồng/m2.

Sau khi đưa ra 3 phương án xây dựng khung giá đất mới tại TP HCM thì Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng Phương án 2 có mức giá hợp lí nhất.

Bình Dương tăng bình quân 45 – 95%

Ngày 31-10, UBND tỉnh Bình Dương cho biết vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý của người dân về bảng giá các loại đất giai đoạn sau năm 2020.

Đáng lưu ý, theo dự thảo, bảng giá đất tại tỉnh Bình Dương sẽ tăng mạnh, dự kiến tăng tối thiểu 45% so với hiện nay. Một số khu vực sẽ tăng mạnh như Thủ Dầu Một trung bình 50%, Thuận An và Dĩ An trung bình 95%, Bến Cát và Tân Uyên trung bình 60%, Bàu Vàng và Bắc Tân Uyên bình quân 80%.

Theo đánh giá của Sở TN&MT, bảng giá đất ở tại Bình Dương hiện nay chỉ bằng 50% giá phổ biến trên thị trường, còn bảng giá đất nông nghiệp chỉ bằng từ 15-40% giá phổ biến trên thị trường.

Nhiều địa phương khác cũng dự kiến có mức thay đổi gấp nhiều lần so với bảng giá đất cũ.

Chẳng hạn như, Đồng Nai sẽ xây dựng bảng giá đất 5 năm giai đoạn 2020 – 2024, trong đó các khu vực giáp ranh tỉnh, thành khác chỉ chênh lệch giá thị trường khoảng 30%. Giá đất tại một số nơi như Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, TP Biên Hoà, TP Long Khánh biến động cao, lên đến trên 10 lần.

Giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ… với các dự án bất động sản nhà ở, tiền đất thường chiếm 10 – 14% giá thành.

Theo HoREA khung giá đất, bảng giá đất tác động trực tiếp đến giá cả thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà ở.

Do giá cả được hình thành theo quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quan hệ cung – cầu và phụ thuộc vào tâm thế thị trường (kể cả tâm lý đám đông, bầy đàn), tâm thế của các chủ thể giao dịch tại thời điểm giao dịch. Bởi vậy, giá cả thị trường luôn là một biến số.

Khi bảng giá đất tăng tăng có thể sẽ kéo theo chi phí các ngành liên quan cũng tăng lên. Nhiều lo ngại điều này có thể khiến một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà. Do vậy, có thể dẫn đến sụt giảm lượng giao dịch trên thị trường bất động sản.

Bình An

Theo Nhịp Sống Việt

Bài viết Giá đất tại Hà Nội, Tp.HCM…và nhiều tỉnh thành khác dự kiến tăng mạnh, có nơi gấp nhiều lần bảng giá đất cũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/gia-dat-tai-ha-noi-tp-hcmva-nhieu-tinh-thanh-khac-du-kien-tang-manh-co-noi-gap-nhieu-lan-bang-gia-dat-cu.html/feed 0
Cưỡng chế, thuế vẫn lọt https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/cuong-che-thue-van-lot.html https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/cuong-che-thue-van-lot.html#respond Thu, 25 Mar 2021 07:27:34 +0000 https://tananhuy.com/?p=41956 Các cục thuế đã áp dụng nhiều biện pháp để cưỡng chế, thu hồi nợ thuế, nhưng kết quả thực tế như “muối bỏ biển”. Chặn tài khoản ngân hàng, ngừng hóa đơn… Cục Thuế TP.HCM trong những ngày vừa qua đã ban hành 22 quyết định cưỡng chế thuế đối với Công ty CP […]

Bài viết Cưỡng chế, thuế vẫn lọt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
Các cục thuế đã áp dụng nhiều biện pháp để cưỡng chế, thu hồi nợ thuế, nhưng kết quả thực tế như “muối bỏ biển”.
Khu dự án thuộc Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (H.Nhà Bè, TP.HCM) đã được bán cho người dân nhưng công ty vẫn nợ thuế hơn 180 tỉ đồng
Khu dự án thuộc Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (H.Nhà Bè, TP.HCM) đã được bán cho người dân nhưng công ty vẫn nợ thuế hơn 180 tỉ đồng

Chặn tài khoản ngân hàng, ngừng hóa đơn…

Cục Thuế TP.HCM trong những ngày vừa qua đã ban hành 22 quyết định cưỡng chế thuế đối với Công ty CP nhà Thủ Đức (Thuduc House) với tổng số tiền lên đến 451 tỉ đồng. Trong đó, 365 tỉ đồng là tiền liên quan tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), 75 tỉ đồng là tiền chậm nộp và phần còn lại nợ thuế khác.
Qua công tác thanh tra hồ sơ sau hoàn thuế, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành các quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, thu hồi toàn bộ số tiền thuế GTGT đã hoàn cho Thuduc House. Hiện phía cơ quan thuế đang chờ thông tin phản hồi từ các ngân hàng mà công ty mở tài khoản. Nhưng điều quan trọng là Thuduc House còn bao nhiêu tiền trong tài khoản để nhà thuế thu hồi cho số nợ nói trên?
Theo Báo cáo tài chính riêng của công ty này, tại thời điểm cuối năm 2020, tiền và tương đương tiền của công ty chỉ có 1,6 tỉ đồng, chỉ bằng 0,35% số tiền thuế bị thu hồi. Còn theo báo cáo tài chính hợp nhất với 8 công ty con trực tiếp và 3 công ty con gián tiếp, tổng cộng số tiền mặt vào cuối năm 2020 là 231,1 tỉ đồng. Giả sử Thuduc House có thể huy động hết số tiền ở công ty con thì cũng chỉ mới trả được khoảng 58% số thuế bị truy thu. Đó là chưa kể sau 2 tháng, số tiền nói trên có thể thay đổi rất nhiều, có thể chỉ còn rất ít. Như vậy việc cưỡng chế thông qua các tài khoản ở ngân hàng của Thuduc House khó đủ số nợ thuế cần thu hồi.
Thuduc House không phải là trường hợp nợ thuế hiếm hoi và dù bị cưỡng chế vẫn không thể thu đủ. Nhiều doanh nghiệp (DN) nợ thuế hàng chục năm trời nhưng đã phá sản, công ty đóng cửa, chủ DN bỏ đi khỏi nơi cư trú… và tài khoản ngân hàng trống rỗng. Vì vậy, việc cưỡng chế như trích tài khoản, ngăn chặn hóa đơn… mà cơ quan thuế áp dụng hoàn toàn không có hiệu quả.
Trường hợp Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (H.Nhà Bè, TP.HCM) là một điển hình. Vào tháng 11.2018, số nợ thuế của công ty này là 162,7 tỉ đồng nhưng sau 2 năm, đến tháng 11.2020 đã lên hơn 180 tỉ đồng. Tên DN này liên tục được “bêu” trong các danh sách nợ thuế khủng của TP.HCM nhiều năm qua.
Khu dự án thuộc Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (H.Nhà Bè, TP.HCM) đã được bán cho người dân nhưng công ty vẫn nợ thuế hơn 180 tỉ đồng
Khu dự án thuộc Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy (H.Nhà Bè, TP.HCM) đã được bán cho người dân nhưng công ty vẫn nợ thuế hơn 180 tỉ đồng
Được biết, cơ quan thuế đã thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đối với DN này, nhưng không thu hồi được tiền thuế khi tài khoản không còn tiền, DN “chết lâm sàng”; riêng tài sản là các dự án bất động sản đã bán cho người dân.
Nhiều DN khác cũng đã bị “bêu tên” liên tục khi nợ thuế nhiều năm qua cho thấy các biện pháp cưỡng chế thuế của cơ quan quản lý thuế không thành công khá nhiều. Như chi nhánh Công ty TNHH đá xây dựng Bình Dương tại TP.HCM tháng 11.2018 còn nợ hơn 118 tỉ đồng và đến 2 năm sau tiếp tục nợ lên 130,5 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV cây trồng TP.HCM vào tháng 11.2019 nợ gần 218 tỉ đồng thì sau hơn 1 năm số tiền thuế tăng lên 234 tỉ đồng…
Tương tự, Cục Thuế Hà Nội cũng đã liên tục công khai nhiều đơn vị nợ thuế dai dẳng (giai đoạn 2015 – 2019) và tính đến hết tháng 7.2020 vẫn còn nợ như Công ty cổ phần cầu 12 – Cienco1 với số nợ hơn 77 tỉ đồng; Công ty CP Vinaconex 21 nợ hơn 23 tỉ đồng…

Nợ khó thu chiếm gần 50%

Trong năm 2020, cơ quan thuế TP.HCM đã ban hành 88.172 quyết định cưỡng chế số tiền nợ thuế 62.328 tỉ đồng, tăng 42,2% so với cùng kỳ về số lượng và giảm 5,7% về số thuế nợ. Tổng số thuế đã xử lý thu hồi được là 10.657 tỉ đồng, chỉ chiếm 17% tổng số nợ thuế cưỡng chế. Tính đến năm 2020, lũy kế số nợ thuế tại TP.HCM là 23.027 tỉ đồng, giảm 5,6% so với năm 2019 nhưng số nợ thuế khó thu khá cao với 10.594 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 46,02% tổng tiền thuế…
Tổng cục Thuế từng nhận định từ khi mức phạt chậm nộp thuế được giảm từ 0,05% xuống 0,03%/ngày vào giữa năm 2016, số lượng các DN cố tình nợ thuế dưới 90 ngày tăng lên đáng kể. Thực tế nếu tính theo tháng thì số tiền phạt chậm nộp mỗi tháng chỉ ở mức 0,9%, khoảng 10,8%/năm, trong khi đó lãi vay ngân hàng dao động từ 7 – 9%/năm nhưng phải có tài sản thế chấp. Thế nên nhiều DN cố tình để lại tiền thuế thay vì phải đi vay vốn.
Ông Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cũng cho rằng sở dĩ nợ thuế của DN ở mức cao một phần do tiền chậm nộp thuế chỉ 0,03%/ngày nên một số DN chiếm dụng tiền này để sử dụng do thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Thêm vào đó, các DN gần đây gặp khó khăn, nên nhiều DN tê liệt, chưa giải thể được… dẫn đến việc nợ thuế hay cưỡng chế thuế không được hiệu quả.
Theo ông Xoa, khi cơ quan thuế ra các quyết định về thuế, DN phải đóng dù có kiện ra tòa, quá thời hạn quy định thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Trước đây, các biện pháp cưỡng chế thuế được thực hiện theo từng bước nhưng quy định mới hiện nay không cần theo trình tự thủ tục. Đặc biệt, khi cơ quan thuế thấy thu hồi được bằng biện pháp nào có thể áp dụng ngay. Một trong những biện pháp cưỡng chế thuế khá mạnh tay được luật cho phép mà cơ quan thuế hiện ít khi áp dụng, đó là gửi đơn đề nghị phá sản DN lên tòa án. Nếu áp dụng biện pháp này, cơ quan thuế sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng khác để thống kê tài sản, giữ tài sản của DN cho việc thu hồi tiền thuế.
Dù cơ quan thuế áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thu hồi nhưng nợ thuế khó thu vẫn cao
Dù cơ quan thuế áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thu hồi nhưng nợ thuế khó thu vẫn cao
“Cơ quan thuế nên có một bộ phận riêng để thực hiện truy tìm tài sản của đối tượng nộp thuế, tránh tình trạng tẩu tán tài sản”, ông Xoa nhấn mạnh.

Mạnh tay đòi nợ

TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Thuế – Hải quan (Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM), nhận định những DN cố tình chây ì không nộp thuế có thể ban đầu tính toán để vốn lưu động, nhưng sau đó tình hình tài chính không tốt, hết tiền nên kéo dài số nợ. Các cơ quan thuế phải làm quyết liệt hơn. Chẳng hạn có thể áp dụng thủ tục tuyên bố DN phá sản để tòa án phong tỏa tài sản. Sau đó thực hiện quy trình kê biên và đấu giá tài sản nhằm thu hồi nợ thuế.
Nghị định 126/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật Quản lý thuế, cơ quan thuế có quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế như đề nghị cơ quan hải quan thực hiện biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Đồng thời, quyết định cưỡng chế sẽ có hiệu lực thi hành ngay kể từ ngày ban hành (trước đó, quyết định cưỡng chế tài khoản chỉ có hiệu lực sau 3 ngày kể từ ngày ban hành quyết định).
Còn theo TS Châu Huy Quang – luật sư điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT, quy định của pháp luật về vấn đề chế tài xử lý đối với hành vi trốn thuế, nợ thuế tương đối đủ. Theo điều 125 luật Quản lý thuế 2019, cơ quan thuế được phép thực thi 7 nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. Tuy nhiên, hoạt động thu hồi nợ thuế chưa hiệu quả xuất phát từ một số nguyên nhân như việc phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng quản lý khác (Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước…) còn chưa hiệu quả, dẫn đến việc thu thập thông tin về tài sản của DN chậm nộp thuế còn gặp khó khăn.
Thứ hai, mức phạt, lãi chậm nộp thuế còn chưa cao, dẫn đến việc DN chưa coi trọng việc nộp thuế đúng hạn. Thứ ba, nhiều DN không hiểu rằng phải nộp thuế trong thời gian được cơ quan thuế ấn định sau khi có kết luận thanh tra hay biên bản xử phạt. Điều này dẫn đến việc tiền thuế nợ đọng kéo dài vì DN khiếu nại nhiều lần và khởi kiện hành chính. Nói cách khác, các thủ tục tố tụng tư pháp kéo dài, thi hành án kéo dài trong lĩnh vực thuế cũng góp phần làm việc thực thi nghĩa vụ thuế bị ách tắc. Cuối cùng, pháp luật về thuế còn chưa cụ thể, rõ ràng khiến DN gặp khó khăn trong việc khai báo và nộp đúng số thuế theo quy định, rồi khiếu nại hay khiếu kiện hành chính sau mỗi đợt thanh tra.

Bài viết Cưỡng chế, thuế vẫn lọt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/cuong-che-thue-van-lot.html/feed 0
Bất động sản khu Nam nóng dần theo lộ trình lên quận Nhà Bè https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/bat-dong-san-khu-nam-nong-dan-theo-lo-trinh-len-quan-nha-be.html https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/bat-dong-san-khu-nam-nong-dan-theo-lo-trinh-len-quan-nha-be.html#respond Thu, 25 Mar 2021 03:19:42 +0000 https://tananhuy.com/?p=41852 Huyện Nhà Bè, TPHCM đang trên lộ trình lên quận theo chỉ đạo của UBND TPHCM. Thị trường bất động sản toàn bộ khu Nam cũng nóng dần từ địa phận huyện lan sang các đia bàn giáp ranh. Hạ tầng khủng chắp cánh cho cả khu Nam Theo Quyết định 6015/QĐ-UBND về quy hoạch […]

Bài viết Bất động sản khu Nam nóng dần theo lộ trình lên quận Nhà Bè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
Huyện Nhà Bè, TPHCM đang trên lộ trình lên quận theo chỉ đạo của UBND TPHCM. Thị trường bất động sản toàn bộ khu Nam cũng nóng dần từ địa phận huyện lan sang các đia bàn giáp ranh.

Hạ tầng khủng chắp cánh cho cả khu Nam

Theo Quyết định 6015/QĐ-UBND về quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè, đến năm 2020, huyện có diện tích hơn 10.055ha, dân số khoảng 540.000 người, đến nay cả huyện chỉ còn khoảng 200 hộ dân làm nông nghiệp. Huyện đang đứng trước triển vọng có thể trở thành một trong năm huyện ngoại thành đầu tiên lên quận.

Huyện Nhà Bè với trục đường Nguyễn Hữu Thọ tiếp nối đường Nguyễn Văn Tạo, kéo dài đến xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được mệnh danh là con đường tỉ đô tập trung không dưới 40 dự án bất động sản “khủng”.

Tốc độ đô thị hóa của huyện Nhà Bè đang bứt phá thông qua các dự án hạ tầng giao thông. Hiện hầm chui kết hợp cầu vượt Nguyễn Văn Linh đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng sau khoảng 6 tháng khởi công. Theo quy hoạch, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ nối đường Nguyễn Văn Tạo kéo dài đi Cần Giuộc cũng được  mở rộng lên đến 60m, 6 – 8 làn xe, hiện đã được thành phố bàn giao Ban quản lý khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng, rút ngắn thời gian vào trung tâm thành phố.

Đặc biệt, tuyến Metro số 4 hiện đã “chốt” quy hoạch từ P.Thạnh Xuân (Q.12) chạy về Hồ Con Rùa (Q.3) – chợ Bến Thành (Q.1) rồi men theo đường Hoàng Diệu (Q.4) – Nguyễn Thị Thập (Q.7) nối vào đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và cuối cùng kết thúc ở Depot đặt tại Khu đô thị Hiệp Phước (H.Nhà Bè).

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, dự án có tổng vốn đầu tư 4,57 tỉ USD với tổng chiều dài 36,2km (19,9km đi trên cao và 16,3km đi ngầm). Hiện dự án đã lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ cắm mốc giới và bàn giao cho địa phương để quản lý quy hoạch. Ban Quản lý đang trong quá trình kêu gọi đầu tư.

Bất động sản tăng giá theo đà lên quận

Với tốc độ đô thị hóa nhanh của H.Nhà Bè, nhiều nhà đầu tư đã kéo về đây. Cách đây 2 năm, giá đất dự án dọc đường Nguyễn Hữu Thọ dao động chỉ từ 5 – 7 tỉ đồng/nền (90m2) thì nay trên dưới 10 tỉ đồng/nền.

Ở khu vực đường Nguyễn Văn Tạo (xã Long Thới) hiện giá cũng tăng gấp đôi sau 2 năm, với giá khoảng 60 triệu đồng/m2, đất vườn khoảng 7 – 8 triệu đồng/m2. Khu vực xã Hiệp Phước trên dưới 40 triệu đồng/m2.

Thậm chí, bên kia huyện Cần Giuộc nhiều nhà đầu tư đua nhau săn đất chờ đón tuyến metro và đường Nguyễn Văn Tạo mở rộng khiến giá đất nhảy vọt lên từ 1,8 – 2,5 tỉ đồng/nền khoảng 100m2. Một số dự án có vị trí đắc địa, ven sông giá còn cao hơn nhưng vẫn được các nhà đầu tư săn tìm.

Hiện UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch xã Hiệp Phước quy mô 3.800ha trở thành khu đô thị – cảng ở phía Nam TP. Nhiều khu đô thị “khủng” đang hình thành như: khu đô thị mới Nhơn Đức – Nhà Bè quy mô 350ha, khu đô thị của tập đoàn GS (Hàn Quốc) gần 300ha…

Đồng thời, khu công nghiệp – cảng biển lớn nhất TP.HCM gồm các cụm cảng nằm dọc theo sông Soài Rạp như cảng container quốc tế SPCT; Tân cảng Hiệp Phước; Cảng quốc tế Long An và khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM thì 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Trước sự chuyển động của các dự án hạ tầng, thị trường bất động sản khu Nam và khu vực giáp ranh liên tục tăng giá, tạo ra sự phát triển mạnh cho thị trường.

Bài viết Bất động sản khu Nam nóng dần theo lộ trình lên quận Nhà Bè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chủ đầu tư Tân An Huy.

]]>
https://tananhuy.com/tin-tuc/tin-cong-ty/bat-dong-san-khu-nam-nong-dan-theo-lo-trinh-len-quan-nha-be.html/feed 0